Qua vụ việc nhân viên môi giới SBS Lê Minh Truyền bị khởi tố, các môi
giới cần rút ra những bài học để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
bị ngồi tù "oan".
Liên quan đến vụ việc nhân viên môi giới Lê Minh Truyền bị
khởi tố vì tội “tiếp tay cho làm giá chứng khoán”, nhiều ý kiến cho rằng, những
vi phạm kiểu này xảy ra khá thường xuyên trong hoạt động môi giới trên TTCK Việt
Nam. Vậy đâu là ranh giới giữa việc vi phạm hành chính và phạm tội hình sự trên
TTCK? Và qua sự việc này, các môi giới cần rút ra những bài học gì?
Ông Nguyễn Huyền
Cường, Thẩm phán Tòa kinh tế - Toà án nhân dân TP. Hà Nội
Việc ông Lê Minh Truyền, nhân viên môi giới của CTCK
Sacombank (SBS) phạm tội sẽ bị xử lý đến mức nào còn phải chờ cơ quan chức năng
làm rõ.
Liên quan đến vụ án này, có ý kiến cho rằng, sự bất công ở chỗ pháp
luật chỉ truy tố trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, chứ không làm việc tương
tự với tập thể, pháp nhân. Tuy nhiên, đây là điều hiển nhiên trong lịch sử tố
tụng, cũng như khoa học pháp lý và sẽ không có sự thay đổi. Bởi khi nói đến
trách nhiệm hình sự là nói đến con người cụ thể, với hành vi phạm tội cụ thể,
không ai bắt một pháp nhân đi tù cả.
Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, các môi giới cần loại
bỏ thói quen rất nguy hiểm hiện nay là không sử dụng tối đa các công cụ pháp lý
để bảo vệ mình. Muốn vậy, người làm nghề môi giới chứng khoán cần nhận thức rõ
rủi ro đến từ đâu, ở khâu tác nghiệp nào.
Về nguyên tắc, cá nhân chỉ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự khi họ có tội, nên vấn đề đặt ra với các môi giới là
cần loại trừ yếu tố dẫn đến khả năng phạm tội trong quá trình hành nghề.
Do đó,
khi nhận nhiệm vụ tại bất cứ CTCK nào, nhân viên môi giới cần đề nghị công ty
có văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; trong đó làm rõ môi giới được
làm những gì, không được làm những gì. Nghĩa là, nếu môi giới chỉ làm những gì
được uỷ quyền, thì khi xảy ra tranh chấp, theo quy định của Bộ luật Dân sự,
người uỷ quyền, ký quyết định phân công công việc cho môi giới phải chịu trách
nhiệm.
Trong môi trường hành nghề có nhiều rủi ro như môi giới chứng khoán, nếu không có biện pháp chủ động phòng vệ chính đáng, các môi giới rất dễ đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị ngồi tù “oan”. |
Trong môi trường hành nghề có nhiều rủi ro như môi giới
chứng khoán, nếu không có biện pháp chủ động phòng vệ chính đáng, các môi giới
rất dễ đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị ngồi tù “oan”.
Do
đó, khi làm nhân viên môi giới tại CTCK, các môi giới không nên vì nể nang cấp
trên mà không đề nghị làm rõ cơ chế uỷ quyền được thể hiện chi tiết trong quyết
định phân công nhiệm vụ hoặc hợp đồng lao động. Thậm chí, họ có thể tham vấn ý
kiến của luật sư trước khi ký hợp đồng lao động với CTCK, trong đó làm rõ những
gì môi giới được CTCK phân công đảm nhiệm, nhằm bảo vệ mình khi xảy ra tranh
chấp.
Ông Hoàng Ngọc Hoài,
Công ty Luật hợp danh Luật Việt
Hành vi của môi giới Truyền có thể bị xử lý hình sự nếu
trước và trong khi thực hiện các hoạt động môi giới, người này biết rõ, hoặc
trong nghiệp vụ môi giới của mình buộc phải biết hành vi thao túng giá của Lê Văn
Dũng.
Trong trường hợp này, nếu lãnh đạo của ông Truyền cũng biết hành vi thao
túng giá của ông Dũng và ra lệnh hoặc chỉ đạo ông Truyền phải thực hiện các
hành vi trên thì cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với ông Truyền.
Luật sư Trần Vũ Hải,
Trưởng Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải
Trước đó, ông Lê Văn Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Dược
Viễn Đông - DVD) đã bị khởi tố vì tội thao túng giá cổ phiếu của Công ty Dược
Hà Tây qua hàng chục tài khoản. Vậy nhân viên môi giới Lê Minh Truyền có bị coi
là tiếp tay cho ông Dũng hay chỉ là thao tác nghề nghiệp? Có bị coi là đồng
phạm của ông Dũng hay không cần căn cứ vào Bộ luật Hình sự về tội đồng phạm.
Cần biết rằng, việc một người được nhiều người khác ủy quyền
cho phép thực hiện giao dịch trên tài khoản của họ là chuyện bình thường ở TTCK
Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu nhân viên môi giới biết rõ khách hàng đại diện cho những tài
khoản nào, biết rõ khách hàng tự giao dịch chứng khoán trên những tài khoản
này, mà vẫn tiến hành giao dịch thì đây là hành vi cố ý và phải chịu trách
nhiệm.
Nếu giao dịch trên diễn ra liên tiếp mà nhân viên môi giới
biết thì họ có quyền từ chối thực hiện và báo cáo cấp trên. Để xác định trách
nhiệm của nhân viên môi giới, phải xác định xem họ có báo cáo cho cấp trên
không, cấp trên có biết về việc này không?
Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này, CTCK cũng không
thể xóa bỏ trách nhiệm. Công ty phải có hệ thống giám sát quản lý tài khoản.
Nếu có quy chế giám sát thì căn cứ vào quy chế này để xác định trách nhiệm. Nếu
không có quy chế, đây là thiếu sót của công ty, do không hướng dẫn cho nhân
viên về vấn đề này.
Điều 618 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Pháp nhân phải bồi
thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được
pháp nhân giao”. Như vậy, nếu nhân viên môi giới gây thiệt hại cho khách hàng
của CTCK thì CTCK phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
Luật sư Trương Thanh
Đức, Ngân hàng TMCP Maritime Bank (MSB)
TTCK là dành cho người muốn kiếm lời, dám chấp nhận mạo
hiểm. Muốn thị trường phát triển thì phải khuyến khích người mua, kẻ bán. Tất
nhiên, chợ nào thì cũng cần có luật chơi rõ ràng. Ai phạm luật thì bị cảnh cáo
hay phạt tiền, nếu nghiêm trọng đến một mức độ cụ thể nào đó thì loại bỏ khỏi
thị trường, thậm chí bị xử lý hình sự.
Tuy nhiên, hiện trên thị trường chưa có sự phân chia rạch
ròi đến đâu thì bị xử phạt hành chính và thế nào thì bị xử lý hình sự. Do đó,
nhiều thành viên thị trường sẽ lo lắng, e ngại không biết hành vi của mình có
phạm tội hay không, nếu vi phạm thì bị xử lý đến mức nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét