Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú làm nảy sinh các nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi một hệ thống kế toán ngày càng hoàn thiện. Nhu cầu về việc đảm bảo tính trung thực, độ tin cậy của BCTC đối với sự quan tâm của các đối tượng sử dụng, hay nhu cầu về dịch vụ tư vấn kế toán, tư vấn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Do đó kiểm toán ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán bắt đầu xuất hiện từ trước năm 1975. Đến nay Việt Nam đã có hơn 100 công ty Kiểm toán với hơn 1000 kiểm toán viên đánh dấu sự phát triển không ngừng về quy mô, chất lượng cũng như các dịch vụ kiểm toán. Cùng với nhu cầu của thị trường, các công ty kiểm toán độc lập có uy tín, chất lượng ra đời đã khẳng định được vị thế của ngành kiểm toán ở nước ta. Hiện nay, kiểm toán đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với thông tin Tài chính của các doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) em nhận thấy chu trình hàng tồn kho là một trong những chu trình phức tạp, việc xác định hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do vậy ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận trong năm. Mặt khác, công việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc khó khăn, dễ xảy ra sai sót, gian laanjvaf thường được Kiểm toán viên chú trọng trong kiểm toán Báo cáo Tài chính. Vì vậy em đã chọn chuyên đề tốt nghiệp của mình mang đề tài:
“Hoàn thiện qui trình Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA)”
Chuyên đề được trình bày theo bố cục 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hàng tồn kho và qui trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) thực hiện
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty kiểm toán AVA thực hiện
Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về hàng tồn kho và qui trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính
Khái quát về kiểm toán toán Báo cáo Tài chính
Khái niệm kiểm toán Báo cáo Tài chính
Kiểm toán Báo cáo Tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập đánh giá các bằng chứng kiểm toánvề các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mực độ trung thực hợp lý của của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.
Một số vấn đề cơ bản về kiểm toán Báo cáo Tài chính
Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính
Mục tiêu tổng quát: Giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Ngoài ra, mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Phương pháp kiểm toán BCTC
-Phương pháp trực tiếp: Tiếp cận BCTC theo các chỉ tiêu hoặc nhóm các chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định…Theo phương pháp này nội dung kiểm toán và đối tượng thông tin trực tiếp của kiểm toánlà như nhau nên dễ xác định. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên BCTC không hoàn toàn độc lập với nhau nên việc triển khai kiểm toán theo hướng này thường không đạt hiệu quả cao.
-Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kỳ: Theo phương pháp này những chỉ tiêu có liên quan đến cùng một loại nghiệp vụ được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhau. Các nghiệp vụ, các chỉ tiêu có thể khái quát thành các chu kỳ sau: Chu kỳ mua vào và thanh toán, chu kỳ bán hàng và thu tiền, chu kỳ nhân sự và tiền lương, chu kỳ tồn kho và chi phí, chu kỳ huy động vốn và hoàn trả…Nội dung kiểm toán trong mỗi chu kỳ này là kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán số dư hay số tiền trên BCTC của các chỉ tiêu có liên quan. Kiểm toán nghiệp vụ cho phép xác định hoặc thu hẹp phạm vi kiểm toán cơ bản đối với các số dư hoặc số tiền trên BCTC.
1.1.2.3 Quy trình kiểm toán BCTC
Quy trình tổng thể cho một cuộc kiểm toán bao gồm ba giai đoạn:
→ Lập kế hoạch kiểm toán: Giai đoạn này giúp kTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và để tránh những bất đồng với khách hàng.
KTV thực hiện các công việc như: xem xét việc chấp nhận khách hàng, thu thập thông tin cơ sở, thu thập thôn gtin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ, thiết lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận và rủi ro tiềm tàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, phát triển kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
→ Thực hiện kiểm toán: Giai đoạn này bao gồm hai bước:
-Thực hiện các khảo sát kiểm soát: Cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, từ đó xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư.
-Thực hiện các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lý chung của các nghiệp vụ và số dư. Kiểm tra chi tiết các số dư cũng như thực hiên các kiểm tra chi tiết bổ sung để kiểm tra những sai sót bằng tiền trong các khoản mục, chỉ tiêu trong BCTC.
→ Kết thúc kiểm toán: Sau khi các công việc ở hai giai đoạn trên được thực hiện cần thiết phải tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán. Những nội dung chủ yếu ở giai đoạn này gồm: Soát xét những khoản nợ tiềm ẩn, soát xét các sự kiện phát sinh sau, thu thập những bằng chứng cuối cùng, đánh giá kết quả, xác định loại báo cáo kiểm toán phù hợp, lập và phát hành báo cáo kiểm toán.
http://yadi.sk/d/pnQv-QS44_Egw
Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013
Hoàn thiện qui trình Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty AVA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét