... ... • Thâm nhập đồ nội thất vào thị trường Mỹ ~ Trần Long ... ...

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Thâm nhập đồ nội thất vào thị trường Mỹ


xuat khau do noi that





MỤC LỤC

Phần 1. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm 3

1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp 3

1.2. Giới thiệu về sản phẩm 3

Phần 2. Giới thiệu thông tin thị trường 4

2.1. Tình hình chung về thị trường Mỹ: 4

2.2. Thị trường đồ gỗ nội thất tại Mỹ 6

Phần 3. Phân tích SWOT 8

3.1. Điểm mạnh (Strengs) 8

3.2. Điểm yếu (Weaknesses) 10

3.3. Cơ hội (Opportunities) 10

3.4. Nguy cơ (Threats) 11

Phần 4. Chiến lược thâm nhập thị trường 12

4.1. Chiến lược sản phẩm 12

4.1.1. Thuộc tính sản phẩm và lợi ích mang đến cho khách hàng: 12

4.1.2 Lựa chọn chiến lược sản phẩm 16

4.2. Chiến lược phân phối 17

4.3. Chiến lược giá 18

4.4. Chiến lược xúc tiến 20

4.5. Tổ chức thực hiện 21

Kết luận 22

Tài liệu tham khảo 23



Phần 1. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm

1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp

Công ty TNHH xây dựng Á Châu thành lập năm 1993, có trụ sở tại Đường số 3-Lô IV-16-Khu công nghiệp Tân Bình TP. Hồ Chí Minh. Quá trình học hỏi và phát triển không ngừng, đến nay công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và trở thành một nhà thầu có uy tín.

Hiện nay, cơ cấu nhân sự của công ty như sau:

Văn phòng: 30 người

Xây dựng: 250 người

Nội thất gỗ: 100 người.

Các lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:

Lập dự án thiết kế công trình

Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp

Thi công trang trí nội thất

Sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.

Công ty đã tham gia thi công nhiều dự án tại Phú Mỹ Hưng với tư cách là nhà thầu phụ cho các nhà thầu chính như SFCC, và được đánh giá cao qua các công trình như căn hộ cao cấp tại khu phước hợp Mỹ An, Hưng Vượng, Parkland, Mỹ Hoàng. Công ty cũng cùng với các công ty xây dựng nước ngoài như Simizu, Transfield, Hip Hing, CSCEC (Trung Quốc) làm công tác hoàn thiện và trang trí nội thất cho các khách sạn 5 sao tại TP. Hồ Chí Minh như khách sạn Park Hyatt Sài Gòn, Sheraton Sài Gòn, Sofitel, Riverside… Ngoài ra, công ty cũng phụ trách trang trí nội thất cho nhiều nhà hàng, showroom, văn phòng, nhà mẫu…

Từ năm 2001, công ty xuất khẩu đồ gỗ nội thất đi các nước trên thế giới như Nhật Bản (bàn ghế), Úc (bàn ghế, tủ, giường), Canada (nội thất khách sạn), Đức (tủ, bàn ghế), Pháp (tủ, bàn ghế).

1.2. Giới thiệu về sản phẩm

Sản phẩm công ty muốn đưa ra để thâm nhập thị trường Mỹ là: bàn ghế, tủ, giường gỗ dùng trong gia đình, phục vụ cho cho tầng lớp người dân thu nhập vừa và thấp. Đây chính là mặt hàng mà công ty có thế mạnh xuất khẩu từ lâu.

*Lí do ban đầu lựa chọn thị trường Mỹ để thâm nhập:

Những năm gần đây, các khách hàng ở thị trường cũ giảm sút đáng kể. Họ tăng giá ít trong khi đầu vào liên tục tăng (nguyên liệu, nhân công, điện nước…) nên công ty muốn tìm kiếm một thị trường mới.

Mỹ là một trong ba thị trường chính của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam cùng với Nhật Bản và EU. Theo số liệu Ủy ban thương mại Mỹ, năm 2009, Mỹ nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam trị giá 1,357 tỷ USD, Việt Nam cũng ở trong top 5 quốc gia mà Mỹ nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất. Trong 7 tháng đầu năm 2011, Mỹ là thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 744 triệu đô la Mỹ. Giờ đây, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, Indonesia, để cùng với Malaysia trở thành 1 trong 2 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ năm 2010 đạt 2.329,6 tỷ đô la, tăng 19,48% so với năm 2009. Trong đó, đồ gỗ nội thất có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ ba (38 tỉ USD), chỉ sau máy móc thiết bị điện tử (256 tỉ USD), quần áo (100 tỉ USD). Có thể nói Mỹ là một thị trường tiềm năng mà công ty còn chưa hướng đến.



Download:



http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar5/VanLuong.BlogSpot.Com_XKDoNoiThat.docx

0 nhận xét:

Đăng nhận xét