E-marketing |
MỤC LỤC
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ E-MARKETING 3
I. Khái niệm 3
1. Các quan niệm và định nghĩa 3
2. Quá trình hình thành và phát triển 4
3. Đặc trưng cơ bản và các thế mạnh của e-marketing 4
4. Xu hướng phát triển trên thế giới 6
II. Các công cụ e-marketing cơ bản 7
1. Website 7
2. SEM 9
3. Email Marketing 11
4. Quảng cáo trực tuyến 12
5. Mobie marketing (M-marketing) 14
6. Viral marketing 15
7. Kênh truyền thông xã hội (Social Media Marketing) 15
CHƯƠNG II- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG E-MARKETING TẠI VIỆT NAM 17
I. Thực trạng về nhận thức 17
II. Thực trạng cung cấp 20
1. Nhóm 1: website, SEO và email marketing 21
2. Nhóm 2: Quảng cáo trên mạng xã hội 22
3. Nhóm 3: Quảng cáo trên báo điện tử 25
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E-MARKETING CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 41
I. Giải pháp về ứng dựng và triển khai hoạt động e-marketing tại doanh nghiệp 41
1. Xây dựng và triển khai đồng bộ 41
2. Một số vấn đề cần lưu ý trong quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động e-marketing 44
II. Kiến nghị 48
1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 48
2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp triển khai e-marketing 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, số người sử dụng Internet đã lên đến hơn 30 triệu, chiếm 35.29 % dân số quốc gia tháng 3 năm 2012. Đó là những con số ấn tượng, cho thấy cơ hội kinh doanh cũng như giá trị tiềm năng mà các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin hay ứng dụng phương tiện điện tử mang lại. Đây cũng là cơ hội hiếm có để các nhà làm chiến lược marketing , thương hiệu sản phẩm giảm chi phí đầu tư mà vẫn mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Trong bối cảnh tác động sâu sắc của công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử đối với kinh doanh như hiện nay, marketing là một trong những hoạt động tiên phong chịu ảnh hưởng từ những biến đổi như vậy. Để đạt tới thành công, các nhà tiếp thị không thể chỉ đơn giản thêm một vài hoạt động kỹ thuật số vào những kế hoạch tiếp thị truyền thống của mình. Thay vào đó, họ phải định hình lại một cách cơ bản hướng tiếp cận tiếp thị, dựa trên những đặc trưng của truyền thống mới và tiếp thị số. Điều này dẫn đến một cuộc đổi mới trong hoạt động tiếp thị nói chung. Trong khi các nguyên tắc tiếp thị cơ bản như định vị và phân khúc vẫn được duy trì thì các kênh ứng dụng phương tiện điện tử sẽ mở rộng và tăng cường cách tiếp cận của nhà tiếp thị tới khách hàng. Tiếp thị điện tử được sử dụng và biến hóa dưới nhiều cách khác nhau bởi sự phong phú và linh hoạt trong việc truyền tải nội dung. Trong môi trường Internet, khái niệm về không gian, thời gian là rất mờ nhạt và e-marketing đã tận dụng đặc điểm này để phát huy thế mạnh của mình, củng cố lợi ích mang lại cho doanh nghiệp ứng dụng. Tại Việt Nam, tiếp thị điện tử bắt đầu được E-marketing bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khoảng 3 năm trước đây dưới nhiều hình thức khác nhau và bắt đầu được ghi nhận dấu ấn từ đầu năm 2008. Nhìn chung, hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp được đánh giá khá tích cực. Cho đến nay, e –marketing không còn xa lạ với các doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng ứng dụng thành công và mang lại hiệu quả cao cho mình. Vì vậy, em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp cho hoạt động của e-marketing (tiếp thị điện tử) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian 2008 – 2012 ”để nhìn nhận và đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tiếp thị điện tử (e-marketing) là một phương thức tiếp thị rộng lớn bao trùm tất cả các phương tiện điện tử. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài, em chỉ nghiên cứu e-marketing dưới góc độ tiếp thị ứng dụng Interrnet hay còn gọi là tiếp thị trực tuyến.
Download:
https://www.sugarsync.com/pf/D6086693_699_822415788
0 nhận xét:
Đăng nhận xét