Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang đem lại những chuyển biến mạnh mẽ trên toàn Thế Giới. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế đem lại những lợi ích cho toàn xã hội.
Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia. Người ta không còn phải mất nhiều thời gian,công sức,tiền bạc…cho những giao dịch kinh tế. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại. Và Việt Nam – trong quá trình hội nhập không nằm ngoài xu hướng phát triển đó.
Với ưu thế tiết kiệm thời gian, không giới hạn vị trí và giá thành sản phẩm thường thấp hơn thị trường từ 3% đến 5% (do không tốn nhiều chi phí cho mặt bằng, nhân sự,… ), thị trường mua bán trực tuyến tại Việt Nam ngày càng trở nên được ưa chuộng hơn.
Chưa bao giờ, số lượng rao bán hàng hóa của các cá nhân lại xuất hiện trên mạng internet với tần xuất dày đặc như hiện nay. Đủ chủng loại, đủ mặt hàng và cũng đủ xuất xứ, thành phần người bán. Từ những mặt hàng nhỏ lẻ có giá chỉ vài ngàn đồng cho đến các mặt hàng có giá lên đến hàng trăm triệu đồng, từ những bạn còn là sinh viên cho đến các nhân viên - công chức, mỗi người đều đang góp phần mạnh mẽ cho sự nhộn nhịp của chợ online.
Cũng vì lẽ đó, nhóm chúng em chọn đề tài “Các diễn đàn mua bán tại Việt Nam” nhằm hiểu rõ hơn những lợi ích cùng nguy cơ của thị trường mua bán trực tuyến mang lại.
GIỚI THIỆU CHUNG:
Tiêu chí đánh giá chất lượng của website thương mại điện tử tập trung chủ yếu vào việc đánh giá qua các yếu tố: Thông tin liên hệ và giới thiệu về chủ website; Thông tin mô tả sản phẩm, các quy chế, điều khoản sử dụng; Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng; Cơ chế xác nhận giao dịch; Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và chính sách giải quyết tranh chấp.
Và để hiểu sâu hơn về diễn đàn mua bán tại Việt Nam, nhóm chúng tôi xin đưa ra một số nội dung nhằm tìm hiểu về các diễn đàn mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và mua bán tự do giữa những người tiêu dùng có nhu cầu trao đổi hàng hóa(C2C).
Diễn đàn mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng – Business to Customer (B2C):
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng.
Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng.
Mua bán tự do giữa những người tiêu dùng có nhu cầu trao đổi hàng hóa – Customer to Customer (C2C):
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ.
Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
Download:
https://www.sugarsync.com/pf/D6086693_699_824091082
0 nhận xét:
Đăng nhận xét