... ... • Marketing dòng sản phẩm Wave của Honda ~ Trần Long ... ...

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Marketing dòng sản phẩm Wave của Honda






wave alpha
Wave Alpha







I.PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI

A.Phân tích ngành

1.Phạm vi, lĩnh vực kinh doanh

 -Trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Sự phát triển đó của nền kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông. Và để đáp ứng được nhu cầu đó của người dân thì một loạt các phương tiện giao thông đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như : ô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, ...  Nếu như ở Việt Nam khoảng một hai thập niên trước đây, chiếc xe gắn máy mang tính thiểu số được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn hơn là một phương tiện giao thông thì trong những năm gần đây, chiếc xe gắn máy  đã trở nên phổ biến hơn và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân. Hiện nay, có những gia đình có 1- 2 thậm chí có đến 3- 4 chiếc xe gắn máy trong nhà.

 -Nếu như trước đây, xe gắn máy xuất hiện trên thị trường Việt Nam chỉ qua con đường nhập khẩu nguyên chiếc thì nay đã có một số doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe gắn máy có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một số hãng sản xuất xe gắn máy hàng đầu trên thế giới như : Honda, Suzuki, Yamaha,... đã liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp xe máy cho người tiêu dùng Việt Nam ngay trên

lãnh thổ Việt Nam. Như vậy là sự ra đòi của các liên doanh : Honda Việt Nam,

Suzuki Việt Nam, Yamaha Việt Nam,... đã đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng Việt Nam. Sản phẩm của các liên doanh này rất đa dạng và phong phú.

      -Ngành công nghiệp xe máy có khoảng 45 doanh nghiệp tham gia thị trường, song chỉ có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới thực sự tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong năm 2009 Honda chiếm 52%, 2.Lịch sử ngành

a.Lợi thế công nghệ

  -HVN là công ty con của Honda Nhật Bản, được thừa hưởng nền tảng của một hãng sản xuất  xe máy lớn nhất thế giới, cùng với những phát minh sáng chế đi tiên phong trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó có Honda Ý, Honda Thái Lan, Honda Trung Quốc… cũng là những liên doanh Honda rất mạnh. Vì thế, một mặt, Honda Việt Nam được thừa hưởng những chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ, mặt khác

Nhóm 3 Lớp Marketing 50A

3

Kế hoạch Marketing dòng sản phẩm Wave của Honda

có nguồn cung cấp linh kiện từ các liên doanh giúp Honda Việt Nam có thể lắp ráp

những sản phẩm mà với quy mô và trình độ trong nước chưa thể thực hiện được.

 -Bên cạnh những máy móc lắp ráp, sản xuất hiện đại, Honda Việt Nam với lợi thế về nguồn vốn đầu tư lớn (hơn 350 triệu USD) đã đầu tư hàng triệu USD để đầu tư các loại máy xử lý rác thải, khí thải và sản xuất ra các phẩm chất lượng cao, thân

thiện với môi trường.

b. Xu hướng phát triển

-Xu hướng nội địa hóa: Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuát được xe máy có tỉ lệ nội địa hóa 100%, chất lượng đảm bảo, giá thành phù hợp. Wave là dòng xe có mức giá khả rẻ, thiết kế đơn giản và tỉ lệ nội địa hóa trong dòng sản phẩm xe wave là khá cao. Và còn có xu hướng tăng lên. Một mặt đảm bảo chi phí sản xuất xe không bị đội lên quá cao, dẫn đến giá cả tăng lên. Mặt khác tận dụng được tiềm năng và nguyên vất liệu trong nước, không bị lệ thuộc vào công ty mẹ và các liên doanh nước ngoài khác.

- Xu hướng cải tiến sản phẩm: wave là một dòng sản phẩm chứ không phải chỉ một sản phẩm xe. Vì thế, những sản phẩm ra đời sau ưu việt hơn sản phẩm ra đời trước. Đồng thời cũng cập nhật được những tiến bộ công nghệ cũng như những thay đổi về kiểu dáng, thẩm mĩ, chất lượng để phù hợp hơn với khách hàng.

3. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong ngành.

a. Đường cầu

      -Theo tổng cục thống kê, trong nửa đầu năm nay, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,87% thu nhập bình quân/ngưởi năm 2009 đã đạt 1083 USD. Trong khi đó, theo bộ lao động  thương binh và xã hội cho biết, khoảng cách thu nhập của các nhóm lao động đang ngày càng có sự chênh lệch rõ nét. Điều này dẫn đến “cầu” về sản phẩm xe máy cũng phân cực giữa một bên là xe số có giá cả vừa phải hợp lý và bên kia là xe ga cao cấp dành cho những người có thu nhập “khủng”.

b. Ngân sách tiêu dùng của mỗi khác hàng

     -Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, thu nhập tăng dẫn tới việc người dân dành nhiều hơn ngân quỹ dành cho việc mua sắm, đáp ứng như cầu đi lại của bản thân cũng như khẳng định nhiều hơn cái “tôi” cá nhân trong hoạt động chi tiêu, mua sắm. Theo số liệu của tổng cục thống kê, chi tiêu cho đời sống của nguời dân Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 tăng 10, 57% trong đó khu vực thành thị là 10% còn khu vực nông thôn là 11,25%.

c.Tiềm năng phát triển.

   -Trong bối cảnh khả quan của nền kinh tế, thu nhập tăng lên cùng với xu hướng người dân dành nhiều hơn phần thu nhập của mình cho chi tiêu , mua sắm. Đồng thời, xu hướng thiết yếu về nhu cầu có phương tiện đi lại, phương tiện thể hiện cá tính, thu nhập và địa vị xã hội dẫn tới việc tiềm năng phát triển của thị

trường xe máy là rất lớn. Trong năm 2009, khi mà nền kinh tế vừa mới hồi sinh sau khủng hoảng, ngành công nghiệp xe máy đã tăng trưởng 9% và bản thân Honda Việt Nam đã tăng trưởng tới 18%, đóng góp vào sự tăng trưởng cao của Honda Việt Nam không thể không nhắc tới dòng sản phẩm Wave khi mà nó đã đánh rất trúng vào đoạn thị trường có thu nhập tầm trung và tầm thấp của Việt Nam.

4. Các đặc thù của ngành.

a.Mô hình phân phối hiện tại trong ngành.

 -Với đa số khách hàng Việt Nam thì xe máy vẫn là một tài sản lớn, có giá trị.

Vì thế, nó không thể buôn bán tràn lan trên thị trường được. Mô hình phân phối chủ yếu của ngành vẫn là là phân phối xuống các đại lý, các Head rồi sau đó, các Head này sẽ phân phối sản phẩm tới tay khách hàng đồng thời sẽ kết hợp với hãng để bảo hành, bảo dưỡng và chăm sóc khách hàng để đảm bảo cho khác hàng có được niềm

tin vào sản phẩm và nhãn hiệu.

b.Các điều luật điều chỉnh hoạt động của ngành.

 -Sản xuất và lắp ráp xe máy cũng chịu những ràng buộc về mặt pháp lý đó là thuế nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hóa. Trong bối cảnh nhà nước đang khuyến khích các ngành công nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa thì những sản phẩm như xe máy có tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ được những ưu đãi nhất định của luật pháp về thuế cũng như phân phối. Ngược lại, những sản phẩm nhập khẩu và có tỷ lệ nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng cao sẽ phải chịu những khoản thuế lớn và kéo theo đó là giá của chiếc xe sẽ tăng lên.

-Wave là dòng sản phẩm được định giá thấp, vì thế yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa trong quá trình sản xuất là rất quan trọng.

c.Các hoạt động truyền thông-xúc tiến điển hình trong ngành.

     -Do lợi thế về quy mô vốn rất lớn, chương trình truyền thông, xúc tiến bán của ngành xe máy được tiến hành mạnh mẽ và đa dạng dưới rất nhiều hình thức

như: Quảng cáo trên truyền hình, báo , đài, tập chí, tài trợ cho chương trình lái xe an

toàn, tài trợ cho các chương trình ca nhạc, tài trợ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam...

d.Các đặc thù địa lý hoạt động của ngành.

-Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy là ngành có quy mô toàn cầu.

Những thiết bị, linh kiện của ngành không nhất thiết phải được sản xuất hoàn toàn trong nước mà có thể nhập khẩu từ nước ngoài. Đồng thời để đáp ứng được những yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 về quản trị chất lượng thì đòi hỏi HVN phải có những máy móc chuên dụng, hiện đại để có thể đáp ứng và đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Những linh kiện, thiết bị phức tại có thể phải nhập khẩu từ công ty mẹ hay những liên doanh mạnh hơn có đủ khả năng sản xuất.



Download:



http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar7/VanLuong.Blogspot.Com_WaveHonda.pdf

0 nhận xét:

Đăng nhận xét