MỤC LỤC
I. “ Niềm vui nhân lên, nỗi buồn chia đi”, ý nghĩa đối với nội bộ Doanh nghiệp. 2
1. Mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong Doanh nghiệp. 2
2. Mối quan hệ của thành viên trong Công ty. 3
II. “ Niềm vui nhân lên, nỗi buồn chia đi” , ý nghĩa đối với bên ngoài Doanh nghiệp. 7
1. Khách hàng: 8
2. Đối tác 9
3. Đối thủ 10
4. Công chúng 11
III. Phương hướng và biện pháp để “niềm vui nhân lên, nỗi buồn chia đi” trong giao tiếp kinh doanh. 13
1. Trong nội bộ Doanh nghiệp: 13
2. Bên ngoài Doanh nghiệp 15
“ Niềm vui nhân lên, nỗi buồn chia đi”, ý nghĩa đối với nội bộ Doanh nghiệp.
Niềm vui và nỗi buồn trong giao tiếp kinh doanh không đơn thuần chỉ là những vui buồn cá nhân trong cuộc sống mà nó nhấn mạnh đến tinh thần tập thể, để nỗi buồn được chia đi và cho niềm vui tỏa khắp. Niềm vui trong Doanh nghiệp tượng trưng cho những tình cảm tích cực, sự hài lòng lẫn nhau, không khí làm việc thân thiện, cởi mở, chan hòa, sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tạo ra một hiệu quả làm việc với chất lượng cao. Nỗi buồn tượng trưng cho những tình cảm tiêu cực trong nội bộ công ty như: buồn phiền, đố kỵ, ghen ghét, ganh đua, thái độ làm việc không hợp tác, đùn đẩy trách nhiệm….Với những tình cảm và thái độ làm việc như vậy thì không thể nào cho ra một kết quả tốt trong công việc. Vì vậy, làm thế nào để mọi thành viên trong Doanh nghiệp đều thấm nhuần và chung tay xây dựng những tình cảm tích cực, đồng thời hạn chế những tình cảm tiêu cực không phải là điều đơn giản. Để hiểu rõ hơn về “niềm vui” và “nỗi buồn” trong nội bộ Công ty cần xét đến nhiều khía cạnh khác nhau.
Mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận của Doanh nghiệp giống như một chuỗi các mắc xích, mỗi mắc xích giữ một vai trò quan trọng khác nhau. Nhiệm vụ chung của tất cả các bộ phận là kết quả kinh doanh và sự phát triển của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu một trong số những mắc xích đó bị trục trặc thì các bộ phận còn lại đều không thể hoạt động tốt được. Điều này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một tình cảm tốt đẹp, bền chặt, thiện chí và vui vẻ giữa các phòng ban trong Công ty.
Tuy nhiên, trong thực tế đôi khi vẫn tồn tại sự mâu thuẫn, khó hòa hợp hoặc sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức. Ví dụ: Khi chỉ tiêu lợi nhuận của Doanh nghiệp ngày càng giảm sút, Ban Giám đốc mở cuộc họp khẩn với các phòng ban để tìm nguyên nhân và cách cải thiện. Lúc này, các bộ phận đổ lỗi cho nhau, ai cũng muốn giữ phần đúng cho mình; Trưởng phòng Kinh doanh cho rằng Bộ phận Marketing đã làm việc không hiệu quả, chiến lược Marketing không thu hút được khách hàng, Phòng Marketing lại khẳng định do Bộ phận sản xuất đã cho ra những sản phẩm kém chất lượng, làm mất lòng tin khách hàng; trong khi đó Bộ phận sản xuất lại cho rằng bộ phận vật tư đã nhập những nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn…v.v…Họ cứ tiếp tục đổ lỗi cho nhau thay vì cùng nhau bàn bạc một cách thiện chí, có trách nhiệm để sớm tìm được câu trả lời và đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác. Trong quá trình tranh cãi có thể họ đã làm tổn thương lẫn nhau, niềm vui của người này lại là nỗi buồn cho người khác. Trong khi đó, vấn đề có thể được giải quyết đơn giản, nhẹ nhàng hơn mà vừa khiến mọi người hài lòng, thoải mái. Sai sót thuộc về phòng ban nào thì phòng ban đó phải thành thật nhận khuyết điểm, đồng thời các bộ phận còn lại phải thông cảm, chung tay giúp đỡ họ cải thiện, tránh thái độ buông xuôi, phủi tay hết trách nhiệm…Đó mới là cách duy trì tình cảm tích cực trong nội bộ Công ty.
Để mối quan hệ giữa các phòng ban luôn khắng khít, trước hết phải duy trì những tình cảm tốt đẹp giữa các thành viên trong cùng một bộ phận.
Download:
http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar2/VanLuong.BlogSpot.Com_NiemVuiNoiBuon.doc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét