MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TIẾP THỊ ĐỊA
PHƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỊA
PHƯƠNG
1.1. Giới thiệu marketing địa phương
1.2. Quy trình marketing địa phương
Chương 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MARKETING ĐỊA
PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Đối với lĩnh vực thu hút dân cư
2.2. Đối với lĩnh vực phát triển du lịch
2.3. Đối với lĩnh vực thu hút đầu tư
2.4. Đối với lĩnh vực phát triển xuất khẩu
Chương 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ
ĐẾN NĂM 2010
3.1. Chiến lược marketing đối với dân cư
3.2. Chiến lược marketing đối với lĩnh vực thu hút đầu tư.
3.3. Chiến lược marketing địa phương đối với việc phát triển xuất khẩu.
3.4. Chiến lược marketing địa phương TP HCM đối với việc phát triển du
lịch.
Chương bốn: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Các giảI pháp về đầu tư.
4.2. Giải pháp về hoạt động xuất khẩu.
4.3. Giải pháp thực hiện về Dân cư
4.4.Giải pháp thu hút khách du lịch
4.5. Tóm tắt.
Kiến nghị
KẾT LUẬN
Lời nói đầu.
1. Ý nghĩa của đề tài
Trong thời đại ngày nay, hoạt động Marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi
doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó đang
đuợc phát triển ngày càng tăng mạnh mẽ trong phạm vi một vùng, khu vực, địa
phương và quốc gia.
Các địa phương ngày nay phải tự thân vận động như một doanh nghiệp theo
định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo cần biết xây dựng địa phương mình thành
một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá các nét đặt thù của “sản
phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình.
Chiến lược Marketing đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của
khách hàng mà còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách hàng để
có giải pháp thích hợp thu hút khách hàng về với địa phương.
Marketing ở đây được hiểu với ý nghĩa rộng nhất. Các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, các nhà nhập khẩu, các cư dân, khách du lịch, các tổ chức chỉ đến
những nơi chào mời đúng cái mà họ cần.
“Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu,
tài nguyên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên
môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại “địa phương” (Philip
Kotler)
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Các hoạt động kinh
tế, văn hóa, chính trị, xã hội trên địa bàn TP HCM là một bộ phận của nền kinh tế
nước ta, có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Việc
quảng bá hình ảnh Thành phố, cũng như việc xác định và chỉ ra những lợi thế của nó
có tác dụng rất tích cực để thu hút và giữa được nhân tài, thu hút đầu tư trong nước
và ngoài nước, phát triển xuất khẩu và du lịch trên cơ sở đó mà xác định được định
hướng chiến lược, marketing của TP HCM một cách đúng đắn, có ý nghĩa cấp bách
và thiết thực, góp phần làm cho nền kinh tế của Thành phố cũng như các lĩnh vực
khác nhau của cuộc sống người dân Thành phố được phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Tổng quan cơ sở của Marketing địa phương đối với sự phát triển bền vững
của một Thành phố.
2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng Maketing địa phương của Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian qua.
2.3. Định hướng chiến lược phát triển Marketing địa phương của Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2010.
2.4. Đề xuất những chính sách, giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm phát huy lợi
thế của TP HCM.
3. Phạm vi nghiên cứu.
3.1. Phân tích, đánh giá thực trạng Marketing địa phương và đề xuất định
hướng chiến lược Marketing địa phương ở các lĩnh vực: Cư dân, thu hút đầu tư, phát
triển du lịch và xuất khẩu, tạo cơ sở cho việc xây dựng các chương trình phát triển
Marketing của TP HCM.
3.2. Số liệu thống kê về thực trạng các lĩnh vực hoạt động trên địa bàn TP
HCM chủ yếu cập nhật đến hết năm 2002.
4. Những điểm mới của đề tài.
4.1. Hiện nay chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu chủ đề
Marketing địa phương cho một tỉnh hoặc Thành phố.
4.2. Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất những vấn đề có liên quan đến sự phát
triển kinh tế bền vững của TP HCM dưới góc độ quan điểm MARKETING xã hội.
4.3. Góp phần xây dựng “hình ảnh của một thành phố” trong xu hướng hội
nhập quốc tế.
4.4. Bước đầu định hướng chiến lược Marketing ở 4 lĩnh vực cư dân, thu hút
đầu tư, phát triển du lịch và xuất khẩu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp phân tích thống kê.
5.2. Phương pháp suy diễn và quy nạp.
5.3. Phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm.
5.4. Phương pháp điều tra hiện trường và phỏng vấn.
6. Nội dung đề tài.
Đề tài được thiết kế trong 4 chương.
Chương một: Lý luận về Marketing địa phương- Marketing địa phương và vai
trò của nó trong chiến lược phát triển địa phương.
Ở chương này, nhóm nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản tạo
cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài như: Phân biệt quan điểm Marketing vi mô,
Marketing vĩ mô, Marketing địa phương, nêu rõ thị trường mục tiêu của một địa
phương. Trên cơ sở đó mà đi vào cách thức Marketing địa phương, quy trình
Marketing địa phương, những người tham gia vào các hoạt động và chương trình
Marketing địa phương.
Chương hai: Phân tích, đánh giá hiện trạng Marketing địa phương của TP
HCM trong thời gian qua.
Ở chương này, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích tình hình cư dân, du lịch,
đầu tư và xuất khẩu của TP HCM. Thông quan việc phân tích, đánh giá và tổng kết
SWOT (mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ) có liên đến 4 lĩnh vực này trên cơ sở so sánh với
một số nước khác trong khu vực.
Chương ba: Chiến lược Marketing địa phương của TP HCM đến năm 2010.
Trên cơ sở của việc phân tích hiện trạng và nhận dạng SWOT, nhóm nghiên
cứu đề xuất định hướng chiến lược MARKETING ở 4 lĩnh vực cư dân, du lịch, xuất
khẩu và đầu tư từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, cho đến việc xây dựng hình ảnh
TP HCM, cũng như định hướng chiến lược Marketing.
Chương bốn: Giải pháp và kiến nghị
Nhằm tạo điều kiện cho việc tiến hành và thúc đẩy các hoạt động Marketing địa
phương, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cần thiết.
Download:
http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar3/VanLuong.Blogspot.Com_MKTDiaPhuongHCM.pdf
0 nhận xét:
Đăng nhận xét