... ... • Chiến lược xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa ~ Trần Long ... ...

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa




 mật hoa dừa





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM 4

1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp 4

1.2. Giới thiệu về sản phẩm 5

1.3. Thị trường dự định đưa sản phẩm thâm nhập 6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 7

2.1 Điều kiện kinh tế 7

2.2 Điều kiện chính trị 7

2.3 Điều kiện pháp lí 9

2.4 Điều kiện văn hóa 10

2.5 Mức độ cạnh tranh 11

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT 13

3.1. S – Strengs (các mặt mạnh) 13

3.2. W – Weakness (các mặt yếu) 13

3.3. O – Opportunities (các cơ hội) 14

3.4. T – Threats (các nguy cơ) 15

CHƯƠNG 4: PHÁC THẢO SƠ BỘ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 16

4.1. Chiến lược sản phẩm 16

4.2. Chiến lược phân phối 16

4.3. Chiến lược giá 17

4.4. Chiến lược xúc tiến 17

4.5. Tổ chức thực hiện 19

4.6. Ước tính chi phí 19

PHẦN KẾT LUẬN 20

Tài liệu tham khảo 21

Bảng phân công nhiệm vụ 22





LỜI MỞ ĐẦU

Trung tâm Thực nghiệm  Đồng Gò (Thuộc viện Nghiên cứu Dầu và cây có Dầu – Bộ Công thương) đã đầu tư khá nhiều công sức, tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng mật hoa cây dừa để sản xuất đường và rượu cao độ” từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học gần 400 triệu đồng do Bộ Công Thương đầu tư.

Hiện nay sản phẩm đường từ mật hoa dừa đã có mặt trên thị trường thế giới, được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán khá cao. Các nước láng giềng với Việt Nam như Indonesia, Malaysia…cũng đã có truyền thống xuất khẩu sản phẩm này trên thị trường thế giới.

Mặc dù giá trị xuất khẩu của sản phẩm đường từ mật hoa cây dừa là rất lớn, tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy chúng ta vẫn chưa khai thác hiệu quả lợi ích sản phẩm. Đa số các doanh nghiệp sản xuất đều lựa chọn hình thức khai thác cây dừa từ việc lấy trái và các sản phẩm phụ từ dừa. Nhưng theo nghiên cứu với giá dừa hiện tại thì việc lấy mật để chế biến thành đường cho hiệu quả cao hơn việc bán trái, bên cạnh đó việc lấy mật không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đồng thời các sản phẩm làm từ mật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nếu đầu tư hiệu quả cho sản xuất sản phẩm này thì sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Thế nhưng do giá thành sản xuất cao nên ở Việt Nam khó mà có thể tiêu thụ sản phẩm này. Điều đó đòi hỏi cần tìm một nguồn tiêu thụ trên thế giới.

Và một trong những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm này là Nhật Bản, bởi hằng năm nước này cần nhập khẩu một lượng lớn đường và cũng đã có truyền thống nhập khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa này từ các nước nhiệt đới. Vì thế, phòng nghiên cứu thị trường đã nghiên cứu và ứng dụng các phân tích, nhận định, đánh giá logic để khảo sát tiềm năng xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa cây dừa sang thị trường Nhật Bản, đồng thời đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với quy mô hình của Công ty chúng ta, một cơ sở điển hình sản xuất ngành sản xuất kinh doanh kẹo dừa mang thương hiệu Bến Tre. Nếu mô hình thành công, thì Đông Á sẽ là cơ sở đầu tiên mạnh dạn làm người tiên phong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa sang thị trường thế giới.

Đề tài “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm đường từ mật hoa dừa của Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á”, là công sức, tâm huyết của nhóm chúng tôi. Trong quá trình thực hiện có những thuận lợi, khó khăn nhất định, nên qua đây nhóm xin chân thành cảm ơn Trung tâm Thực nghiệm  Đồng Gò, đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Phạm Tố Mai đã tận tình hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành tốt đề tài này, và tất cả các bạn quan tâm đến và lắng nghe đề tài này. Tất nhiên, đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung. Chúng tôi mong sẽ nhận được sự thông cảm, cũng như những lời góp ý chân thành và quý báu từ các bạn.



Download:



https://www.sugarsync.com/pf/D6086693_699_078468904

0 nhận xét:

Đăng nhận xét