... ... • Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản ~ Trần Long ... ...

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản




gom viet nam





Lời mở đầu: 3

Phần I:Khái quát tình hình xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam qua các nước 3

A. Khái quát về gốm mỹ nghệ Việt Nam 3

1. Giới thiệu đôi nét vế gốm sứ 4

2. Gốm mỹ nghệ Việt Nam 5

B. Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua 5

1. Thực trạng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua 5

2. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng 7

Phần II:Tình hình nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Nhật Bản từ các nước 15

A. Về cơ cấu thị trường gốm mỹ nghệ của Nhật Bản 15

B.  Thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản và một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này 15

Phần III: Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam ở thị trường Nhật 17

A.Yếu tố cơ bản 18

1.Yếu  tố thâm dụng 18

2.Yếu tố tăng cường 19

B.Yếu tố nhu cầu: 19

1 .Quan niệm và thị hiếu tiêu dùng gốm mỹ nghệ của người Nhật Bản 19

C.Nghành công nghệ liên quan và bổ trợ: 21

1.Tóm tắt qui trình chế biến gốm: 21

2.Hiệu quả sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ 27

3. Trình độ công nghệ sản xuất 29

4.Công tác quảng bá, tiếp thị: 30

5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển mẫu mã 32

D.Chiến lược ,cơ cấu,sự cạnh tranh của nghành gốm: 33

E.Vai trò của chính phủ: 37

F.Yếu tố về cơ hội và nguy cơ 39

1.Những cơ hội: 39

2.Những thách thức: 39

PHẦN IV: Những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang Nhật Bản của các nước láng giềng 40

A. Kinh nghiệm của Trung Quốc 40

B. Kinh nghiệm của Thái Lan 41

C. Kinh nghiệm của Malaysia 42

D. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 42

Kết Luận: 43

Tài liệu tham khảo





Lời mở đầu:

Sản xuất gốm mỹ nghệ Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất độc đáo của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước. Đặc biệt dưới bàn tay khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân cùng với niềm đam mê nghề vô tận, đã thổi được cả một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ vào gốm. Không ít đồ gốm ở nước ta đã được làm ở một trình độ kỹ thuật tương đối cao và đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới như Gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Đông Triều. Trong suốt nhiều thế kỷ, gốm sứ  không chỉ phát triển trong nước mà được xuất khẩu  sang các nước  trong khu vực Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Âu. Một trong những thị  trường đầu ra cho gốm mỹ nghệ Việt Nam là Nhật Bản,  thị trường có ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng. Tuy nhu cầu nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ của quốc gia này rất lớn nhưng hiện nay chúng ta chỉ xuất đáp ứng một phần rất nhỏ. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản không những tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập, đem tinh hoa của Việt Nam sang các nước bạn mà còn giúp ta duy trì và phát triển ngành gốm vốn có truyền thống lâu đời, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam.

Tuy nhiên, tại thị trường Nhật Bản ngành gốm Việt Nam đang phải cạnh tranh với các sản phẩm gốm cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Do đó, muốn đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, trong điều kiện mà ngành gốm mỹ nghệ của Việt Nam đang ngày càng phát triển, khả năng cạnh tranh còn thấp chúng ta cần tìm hiểu về thị trường này.

Xuất phát từ thực tế đó, chúng em thực hiện bài tiểu luận “ Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” nhằm phân tích lợi thế cạnh tranh gốm sứ Việt Nam vào thị trường này nói riêng cũng như với những nước khác nói chung nhằm giúp gốm sứ Việt Nam  khẳng định vị trí, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu  sang thị trường quốc tế.








Download:








0 nhận xét:

Đăng nhận xét