sony |
Đề:
Những yếu tố dẫn đến thành công của thương hiệu Sony?
Cấu trúc thương hiệu sony?
Quá trình phát triển thương hiệu Sony?
Phát triển một thương hiệu mới của công ty?
Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu mới này?
Quảng bá thương hiệu mới này?
Bài Làm
Những yếu tố dẫn đến thành công của thương hiệu Sony:
1.1. Ứng dụng robot trong dây chuyền sản xuất
Sony đã robot hóa trong mọi khâu của dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn như tại một nhà máy của đặt tại Bayonne (Pháp), công việc sản xuất luôn chạy liên tục 7 ngày/tuần, 24 giờ/ngày, thế nhưng khách đến đây tham quan sẽ thấy rất vắng vẻ vì người máy đã làm hết mọi việc. Lợi nhuận và mức sản xuất tăng nhanh là nhờ đó.
1.2. Luôn có sản phẩm mới, lạ, đẹp (Tính đột phá)
Sản phẩm mới lạ, đẹp sẽ luôn luôn là yếu tố kích thích trí tò mò của người tiêu dùng, dù có bị sức ép phải bán với giá cao cũng vẫn sẽ được tiêu thụ nhanh chóng với số lượng nhiều. Ngoài những mặt hàng như dàn máy hifi, video, Sony còn phát triển mạnh trong lĩnh vực các sản phẩm truyền hình, video, tin học, chất bán dẫn, radio cassette, đồ điện tử dành cho đại chúng và cho giới chuyên nghiệp.
1.3. Phải chú ý đến khách hàng
Chú ý đến khách hàng, luôn tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và do đó người tiêu dùng, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng thích dùng hàng của Nhật Bản hơn.
Cấu trúc thương hiệu sony
2.1 Một thương hiệu cho toàn cấu trúc
Đây là trường hợp mà thương hiệu chính ‘bao trùm’ và dùng cho hầu hết tất cả các sản phẩm của một công ty.
Chẳng hạn: Sony Ericsson C702 , Sony Ericsson C901 ..
Ngoài ra, Sony còn là nhà sản xuất kinh doanh hàng đầu thế giới về âm nhạc và điện ảnh với hoạt động của công ty như Sony Picture Entertainment, Sony Music Entertainment, Sony BMG,v.v… Những lý do hình thành xu hướng nói trên:
+ Tập trung giá trị gốc và uy tín của thương hiệu công ty để bao bọc lấy thương hiệu sản phẩm.
+ Người tiêu dùng tin tưởng và không bị nhầm lẫn, nếu họ đã tin vào Thương hiệu Công ty.+ Có nhiều cơ hội mở rộng thương hiệu và khả năng tiết kiệm ngân sách quảng cáo.
+ Có thể giúp gia tăng giá trị của thương hiệu công ty thể hiện bằng các chiến lược quản bá thương hiệu tổng thể của công ty và hoạt động quan hệ cộng đồng.
2.2. Gia đình thương hiệu
Chúng ta thấy rõ vai trò của một những cái tên thương hiệu độc lập và nổi bật, thậm chí đến mức người ta không cần gọi tên ‘thương hiệu mẹ’ của chúng. Như: Bravia, Playstation, Anpha & Cybershot (máy ảnh)…
Chẳng hạn khi SONY đầu tư vào lĩnh vực nhiếp ảnh, đã hình thành ngay từ đầu các dòng Cyber-shot và Alpha; trong đó Cyber-shot (đối diện với Canon Power-shot) dành cho giới nghiệp dư và bán chuyên, còn Alpha là dòng máy ảnh từ bán chuyên cho tới chuyên nghiệp (DSLR) mà mức độ phát triển nhanh chóng đến mức chỉ trong vài năm đã được sánh ngang với Nikon và Canon
3. Quá trình phát triển thương hiệu Sony
3.1. Lịch sử hình thành
Năm 1946, kĩ sư Masaru và nhà vật lý học Akio Morita đã đầu tư một số tiền tương đương 845 bảng Anh hiện nay để thành lập công ty, tọa lạc tại tầng hầm của một cửa hiệu bán thức ăn tráng miệng ở Tokyo. Ban dầu công ty có tên là Tokyo Tsunchin Kogyo với 20 nhân viên chuyên sửa chữa thiết bị điện và bán những sản phẩm do họ tạo ra. Vận may đến với họ vào năm 1954, khi công ty xin được giấy phép chế tạo Transistor. Transistor vốn đã được phát minh ở Hoa Kỳ nhưng khi đó nó chưa được ứng dụng cho radio, một thiết bị vốn rất có giá trị thời bấy giờ. Tháng 5 năm 1954, Sony đã tạo ra transistor đầu tiên của Nhật và máy radio dùng transistor đầu tiên trên thế giới.
Akio Morita đã sớm nhận thức rằng công ty cần tham vọng mở rộng thị trường ra toàn cầu chứ không thể chỉ giới hạn hoạt động kinh doanh ở Nhật. Ông cũng còn là người có tầm nhìn chiến lược khi khẳng định rằng thương hiệu Sony sẽ nổi tiếng cùng với tất cả những sản phẩm của nó. Với những tiêu chí đã đề ra, Sony nhanh chóng trở thành một tập đoàn quốc tế hùng mạnh. Năm 1960, Hiệp hội Sony Hoa Kỳ ra đời và năm 1968, Sony Vương quốc Anh được thành lập. Do Sony ngày càng phát triển, Akio Morita quyết định vừa duy trì những thành quả đã đạt được vừa tiếp tục đổi mới. Triết lý của ông là “ toàn cầu hoá”. Chiến lược kinh doanh của công ty là chia thành nhiều tập đoàn nhỏ hoạt dộng thông qua việc lập kế hoạch và phát triển những sản phẩm được tung ra bởi những tập đoàn lớn.
Những năm gần đây, để phát triển sản phẩm hàng điện tử gia dụng, Sony đặc biệt chú trọng đến việc vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực liên quan. Năm 1988, Sony tiếp nhận công ty CBS Records Inc để thành lập nên Sony Music Entertainment và năm 1989 tiếp tục mua lại Columbia Pictures thành lập nên Sony Picture Entertainment. Sony PlayStation khai trương vào năm 1995 đưa tập đoàn Sony trở thành tập đoàn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trò chơi điện tử.
Download:
https://www.sugarsync.com/pf/D6086693_699_840239409
0 nhận xét:
Đăng nhận xét